VN86 - Các trang cược nhà cái uy tín

10:34 ICT Thứ tư, 23/10/2024

Danh mục Tin tức

Đăng nhập thành viên



 

Liên kết website

Trang chủ » Tin Tức » Tin tức - Sự kiện

Bài phát biêu của GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Y học Việt Nam trong Hội thảo "Thực trạng và nhu cầu nhân lực điều dưỡng đến 2020" do Bộ Y tế tổ chức, ngày 29/12/2015

Thứ năm - 31/12/2015 10:09
Bài phát biêu của GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Y học Việt Nam trong Hội thảo "Thực trạng và nhu cầu nhân lực điều dưỡng đến 2020" do Bộ Y tế tổ chức, ngày 29/12/2015

Bài phát biêu của GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Y học Việt Nam trong Hội thảo "Thực trạng và nhu cầu nhân lực điều dưỡng đến 2020" do Bộ Y tế tổ chức, ngày 29/12/2015

GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Y học Việt Nam, nguyên là Phó Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương. Ông là Nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành về miễn dịch học, là người trách nhiệm và tâm huyết với ngành và nền Y học Việt Nam.
      Là một trong 47 hội thành viên tập họp dưới mái nhà chung của giới thầy thuốc Việt Nam, Hội điều dưỡng đã có nhiều đóng góp to lớn vào sự phát triển của y học Việt Nam nói chung và của Tổng hội Y học Việt Nam (THYHVN) nói riêng. Hoạt động của Hội điều dưỡng đã trở thành một trong những kiểu mẫu mang lại nhiều bài học quý giá về công tác hội cho các hội thành viên khác học tập. Bên cạnh việc phát triển các hội tỉnh thành, Hội đã thường xuyên quan tâm đến cống tác nghiên cứu khoa học và đào tạo liên tục. Thông qua những hoạt động này nhiều hội viên đã nắm bắt được phương pháp nghiên cứu và đã tiến hành nhiều đề tài có giá trị. Tạp chí của Hội là một địa chỉ được nhiều người biết đến để tìm hiểu những kiến thức mới và những kinh ngghiệm hay của ngành điều dưỡng. Việc đào tạo liên tục được tiến hành thường xuyên đã giúp hội viên nâng cao trình độ và cập nhật những kiến thức điều dưỡng hiện đại. Đặc biệt Hội đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng và tham mưu để Bộ y tế ban hành những quy chuẩn về điều dưỡng, công tác hợp tác quốc tế được phát triển giúp cho Hội viên có dịp giao lưu và tiếp xúc với kinh nghiệm tiên tiến của bạn bè bốn phương. THYHVN đánh gia rất cao những hoạt động rât tích cực và hiệu quả của Hội. Nhân dịp này thay mặt cho THYHVN tôi xin nhiệt liệt chúc mừng những thành tích mà Hội đã đạt dược.


GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng phát biểu tại hội thảo

     Thưa các quý vị!
     Tại hội nghị khoa học này, cho phép tôi với tư cách cá nhân xin bầy tỏ với quý vị vài suy nghĩ và việc cần thiết phải đổi mới một cách căn bản và toàn diện ngành điều dưỡng Việt Nam.
     Như chúng ta đều biết, trước năm 1945,  hệ thống y tế Việt Nam hoàn toàn chịu ảnh hưởng của hệ thống y tế Pháp vì lúc bấy giờ Việt Nam là thuộc địa của Pháp. Sau khi giành được Độc lập vào năm 1945, chúng ta đã bắt tay vào xây dựng một nền y tế cách mạng theo phương châm của dân, do dân và vì dân. Tuy vậy với hơn 30 năm chiến tranh tiếp tục chống những đế quốc lớn giành độc lập trọn vẹn và thống nhất đất nước, chúng ta ít có dịp được tiếp xúc với nền y học hiện đại. Do đó nhiều bất cập trong tổ chức y tế vẫn tồn tại trong đó có việc xây dựng và phát triển ngành điều dưỡng. Tình trạng này ảnh hưởng khá lâu dài cho đến hôm nay và được thể hiện bởi một số thực tế sau:
Một là: về mặt nhận thức một số không nhỏ trong chúng ta vẫn chưa có nhận thức đúng về vị trí vai trò của ngành điều dưỡng trong y học và y tế; chưa nhận thức đầy đủ  nội dung và phương thức hoạt động của điều dưỡng. Vẫn còn quan niệm rằng: điều dưỡng là người giúp việc và hỗ trợ kỹ thuật đơn thuần cho bác sỹ, chuyên chỉ có việc thực hiện y lênh của bác sỹ. Khi nói tới điều dưỡng một số người vẫn gắn với cụm từ y tá. Vì vậy vị thế xã hội và vị thế nghề nghiệp của người làm điều dưỡng luôn bị hạ thấp so với vị thế của người bác sỹ.
Hai là: Về mặt đào tạo, tuy chúng ta đã có các khoa, trường đào tạo điều dưỡng kể cả đại học. Nhưng về cơ bản việc đào tạo vẫn mang dáng dấp của đào tạo y tá hay trộn lẫn với đào tạo bác sỹ. Phần đông các thầy giáo tại các cơ sở này lại là bác sỹ. Không  nhiều thì ít, kiến thức và kỹ năng truyền đạt là kiến thức và kỹ năng của y tá và bác sỹ.
Ba là: Điều dưỡng chưa được xem là một chuyên ngành có tính độc lập trong y học và y tế. Tổ chức chưa mang tính hệ thống từ Bộ đến các có sở mà vẫn hòa lẫn trong các chuyên khoa khám chữa bệnh, mặc dù hiện nay đã có điều dưỡng trưởng tại các bệnh viện.
Bốn là: Các chính sách khuyến khích nghề nghiệp với điều dưỡng chưa được hình thành dựa trên những đặc điểm của chuyên ngành này.
       Do đó chất lượng của việc điều trị hiện nay còn thấp. Chất lượng thấp lại không phải do kỹ thuật của bác sỹ, mà phần chủ yếu là do việc săn sóc người bệnh chưa được thực hiện đầy đủ vì thiếu điều dưỡng với chất lượng cao.
       Với những lý do đó chúng tôi cho rắng đã đến lúc y tế Việt Nam cần đổi mới một cách căn bản và toàn diện việc xây dựng và phát triển công tác  điều dưỡng. Đổi mới căn bản là đổi mới tận gốc rễ để thay đổi hẳn về vị trí, cơ cấu  trong lực lượng lao động của ngành y tế. Đổi mới toàn diện có nghĩa là đổi mới về nhận thức, nội dung, tổ chức và phương thức hoạt động trong công tác điều dưỡng.

Toàn cảnh Hội thảo

       Vậy, đứng trước tình hình này, chúng ta nên làm gì, sau đây chỉ là những gợi ý cởi mở:
- Đầu tiên cần tiếp tục đổi mới nhận thức về vị trí và vai trò của điều dưỡng trong y học Việt Nam. Nếu bác sỹ là người chữa người bệnh thì điều dưỡng là người săn sóc người bệnh nên dùng cụm từ săn sóc thay cho chăm sóc, săn sóc nói lên tính nhân văn và tích cực hơn trong nghề nghiệp. Mặc nhiên chữa bệnh và săn sóc người bệnh đều nhằm một mục đích chung là phục hồi sức khỏe cho người bệnh nhưng chữa và săn sóc khác nhau nhiều về nội dung công việc và phương thức cũng như kỹ năng. Về mặt thời gian thì người bệnh tiếp xúc trực tiếp với điều dưỡng nhiều hơn là tiếp xúc trực tiếp với bác sỹ. Bản thân cụm từ săn sóc đã nói lên tính đa dạng và phức tạp trong công việc hằng ngày và tính trực tiếp với người bệnh. Như vậy công tác điều dưỡng là một chuyên ngành trong y học có tính độc lập tương đối với việc khám chữa bệnh chứ tuyệt nhiên không phải là người chỉ biết thừa hành những y lệnh chữa bệnh của bác sỹ. Đương nhiên do thao tác trên cùng một đối tượng và nhằm cùng mục đích là phục hồi sức khỏe người bệnh nên giữa khám chữa bệnh bởi bác sỹ và săn sóc người bệnh bởi điều dưỡng có một sự giao thoa với nhau. Nhưng không vì thế mà chúng ta đồng nhất việc khám chữa bệnh với công tác điều dưỡng về nội dung quản lý cũng như kỹ năng nghề nghiệp.
       Có lẽ còn phải tiếp tục làm rõ điều này trên nhiều khía cạnh chuyên môn khác. Nhưng đó lại điểm khởi đầu để đổi mới nhận thức về công tác điều dưỡng trong y học Việt Nam hiện nay.
- Về tổ chức ngành điều dưỡng: do tính độc lập tương đối của công tác điều dưỡng với công tác điều trị, nên chăng ngành điều dưỡng cũng cần được tổ chức một cách đồng bộ từ cấp bộ y tế đến các cơ sở bệnh viện. Trước hết nói về cấp bộ, quản lý điều dưỡng có những điểm khác với quản lý bác sỹ điều trị: khác về quy hoạch số lượng (ở ta, tỷ lệ bác sỹ/điều dưỡng mới là 1,7 trong khi ở Singapor là 1/9 và Nam Phi 1/20), khác về quy hoạch đào tạo, khác về sử dụng và cũng khác về đãi ngộ. Cần xác định những sự khác nhau này để tìm ra cung cách quản lý phù hợp.
- Nói về đào tạo: Phải thừa nhận rằng trong những năm qua dưới sự hướng dẫn của Vụ Khoa học Đào tạo Bộ y tế (nay là Cục KHCN&ĐT), chương trình đào tạo điều dưỡng đã có nhiều đổi thay. Tuy vậy  chúng ta cần tiếp tục khắc phục những tàn dư của việc đào tạo y tá vẫn còn rơi rớt lại cho đến hôm nay. Điều đầu tiên là đổi mới mục tiêu của chương trình đào tạo. Mục tiêu chương trình đào tạo điều dưỡng phải nhằm làm cho những người học có một tinh thần tự cường và tự tin vào nghề nghiệp. Tự cường và tự tin, ý tôi muốn nói là người học phải trở thành một người điều dưỡng có tính độc lập và chủ động trong nghề nghiệp chứ không có tư tưởng trở thành người làm việc một cách thụ động theo sự sai khiến từ người khác. Nếu như chương trình đào tạo y tá nặng về thủ thuật để thực hiện y lệnh và sự thừa hành từ bác sỹ, nhưng đào tạo điều dưỡng phải quan tâm đến săn sóc toàn diện không chỉ có thủ thuật. Trong chương trình cần tạo ra sự cân đối thích hợp giữa kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp với kiến thức nhân văn, nhân bản vì nhiệm vụ chính của nghề này là săn sóc người bệnh. Trong kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cần tạo ra sự cân đối giữa kỹ năng y khoa và kỹ năng săn sóc toàn diện. Đào tạo y tá thì phần đông thầy giáo có thể là bác sỹ, nhưng đào tạo điều dưỡng thì không thể. Vì vậy phải đổi mới chương trình và cơ cấu đội ngũ giáo viên và nhanh chóng đào tạo đội ngũ giáo viên xuất thân là những điều dưỡng đã kinh qua công tác thực tiễn. Ngoài ra, chúng ta phải quan tâm đến đào tạo và thống nhất cách dạy thực hành cho học sinh điều dưỡng.
- Về sử dụng và đãi ngộ, điểm cần đổi mới trước hết lại là thay đổi cách đánh giá người điều dưỡng. Trước đây và hiện nay cách đánh giá một người điều dưỡng vẫn mang dáng dấp đánh giá một người giúp việc, một người thừa hành chứ chưa phải đánh giá một người có một chức năng độc lập. Ai đánh giá? Tốt nhất là điều dưỡng đánh giá điều dưỡng và bệnh nhân đánh gia điều dưỡng, không nên chỉ để bác sỹ đánh giá điều dưỡng. Việc Hội Điều dưỡng chủ động đưa ra những chuẩn mực điều dưỡng là một cách làm tốt để thay đổi các đánh gia người điều dưỡng mà bấy lâu nay chưa được coi trọng.
       Xét về nhiều mặt, Điều dưỡng là một nghề vất vả, vất vả hơn cả khám chữa bệnh do bác sỹ thực hiện, và nếu địa vị cũng như thân phận của người điều dưỡng không được quan tâm đúng mức, nghề nghiệp ít được đề cao và họ luôn luôn bị coi là “thứ dân” trong đội ngũ cán bộ y học thì ít ai muốn làm nghề này và làm rồi cũng có thể bỏ dở. Điều ấy sẽ dẫn đến thiếu đi một lực lượng lao động quan trọng trong y tế. Bài học này của Nhật Bản là một bài học đắt giá với chúng ta.
 
       Từ những cơ sở đó, chúng ta cần bàn tính đến việc đổi mới tổ chức ngành điều dưỡng, đổi mới đào tạo điều dưỡng cả về chương trình và nội dung cũng như đội ngũ giảng viên và các chính sách khuyến khích nghề nghiệp điều dưỡng.
Thưa các quý vị để kết luận tôi xin giãi bầy: chúng ta luôn luôn đề cao việc quan tâm đến con người. Đó là một đường lối đúng đắn. Nhưng khi nói quan tâm đến con người thì trước hết chúng ta cần biết đào tạo ra và quan tâm một cách đầy đủ đội ngũ những người có kiến thức và kỹ năng đặc biệt để săn sóc trực tiếp con người khi con người lâm bệnh. Đó chính là đội ngũ điều dưỡng. Nếu không làm điều ấy thì việc nói quan tâm đến con người chỉ là điều chỉ trên sách vở mà thôi. Muốn nâng cao chất lương của y tế hiện nay có nhiều việc phải làm, nhưng một trong những việc quan trọng nhất là đổi mới căn bản và toàn diện công tác điều dưỡng.
       Xin chân thành cảm ơn quý vị.
 
 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin tức

Lịch công tác

Tuần 12: Từ 21/10 đến 27/10/2024
Sáng thứ 2:
TS. Nguyễn Thị Thu Dung - HT dự Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV theo lịch
08h00: Họp giao ban BGH

- Thành phần: BGH, Trưởng phòng Tổ chức, Hành chính, Tài chính, Đào tạo, PGĐ BVĐK
- Địa điểm: Phòng họp 2
Chiều thứ 2:
Sáng thứ 3:
Chiều thứ 3:
Sáng thứ 4:
08h00: Dự họp thống nhất triển khai thực hiện hợp tác giáo dục với tỉnh Xay Nhạ Bu Ly - CHDCND Lào.
- Thành phần: Đc Sơn - PHT
- Địa điểm: Sở Giáo dục và Đào tạo
Chiều thứ 4:
Sáng thứ 5:
07h45: Hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền nội dung cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Thành phần: Toàn thể cán bộ, đảng viên
- Địa điểm: Hội trưởng tầng 7
Chiều thứ 5:
Sáng thứ 6:
08h00: Dự Khai mạc giải TDTT ngành Y tế lần thứ XII, năm 2024
- Thành phần: Đc Sơn - PHT
- Địa điểm: Nhà Thi đấu thể thao - phố Hai Bà Trưng

10h30: Dự Hội nghị công bố Quyết định công nhận Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Thái Bình, nhiệm kỳ 2022-2027
- Thành phần: Đc Sơn - PHT
- Địa điểm: Trường Đại học Thái Bình

Chiều thứ 6:
Sáng thứ 7:
08h30: Dự Lễ Khai giảng năm học 2024 - 2025 Trường Trung cấp Nông nghiệp Thái Bình.
- Thành phần: Đc Sơn - PHT
- Địa điểm: Trường Trung cấp Nông nghiệp Thái Bình
Chiều thứ 7:
Chủ nhật:

Thăm dò ý kiến

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 444

Máy chủ tìm kiếm : 13

Khách viếng thăm : 431


Hôm nayHôm nay : 50944

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2029893

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 63515890


Trang chủ - Các trang cá cược online uy tinTrang chủ - Các trang cá cược online uy tin VN86 - Các trang cược nhà cái uy tín Cá độ bóng đá trực tuyến uy tín nhất Nổ hũ online | Đăng ký nhận thưởng 150K Trò chơi hàng đầu | Game bài đổi thưởng uy tín Các trang Bet nổi tiếng nhất Việt Nam Tài xỉu online (Việt Nam) Trang web chính thức