Tuổi trẻ các trang cược nhà cái uy tín thực hiện tốt tư tưởng Hồ Chí Minh về Y đức
- Thứ ba - 03/05/2011 10:55
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Bác Hồ về thăm Bệnh xá Vân Đình, Hà Nội. Ảnh: TL
Y đức là phẩm chất tốt đẹp, cao quý của thầy thuốc, được thể hiện qua thái độ, tinh thần trách nhiệm, hết lòng thương yêu, chăm sóc người bệnh. Lời Bác Hồ đã dạy “Lương y như từ mẫu”. Y đức không ở đâu xa, đó là thái độ giao tiếp, cung cách phục vụ, chăm lo cho sức khoẻ của bệnh nhân.
Cả cuộc đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn phấn đấu cho sự nghiệp cao cả giải phóng dân tộc, giải phóng con người khỏi ách áp bức, bóc lột, nghèo đói, bệnh tật.Vì vậy, ngành y tế - ngành chăm lo sức khoẻ con người, là một trong những ngành được Người quan tâm nhiều nhất. Những tư tưởng, quan điểm của Người rất toàn diện, sâu sắc về y học, y tế và đã trở thành nền tảng tư tưởng cho mọi hoạt động của ngành y tế suốt từ những ngày đầu cách mạng đến tận mai sau. Những tư tưởng, quan điểm đó là: Xây dựng nền y học Việt Nam khoa học, dân tộc, đại chúng, vấn đề y đức là vai trò của y học dự phòng, vấn đề kết hợp đông y với tây y, kết hợp dân - quân y trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân…
Y đức là vấn đề trung tâm, vấn đề cốt lõi trong quan điểm về y tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Không nghề nào quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc đến sức khoẻ và tính mạng con người như nghề y, không nghề nào mà sai lầm hay thiếu sót lại ảnh hưởng lớn đến sự sống còn, đến sức khoẻ con người như nghề y. Mọi nghề đều có thể làm ra sản phẩm không đủ tiêu chuẩn. Ngành y tuyệt đối không cho phép như vậy. Ngay từ những ngày đầu thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Người đã quan tâm sâu sắc đến bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, đến ngành y. Cách mạng vừa thắng lợi, thù trong, giặc ngoài rình rập, mọi việc còn ngổn ngang trăm mối, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn phát động phong trào đời sống mới, khởi xướng phong trào “khoẻ vì nước”. Người chỉ rõ: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công”.
Có thể nói rằng, không một nội dung nào sâu sắc hơn, ngắn gọn hơn, súc tích hơn, đúng đắn hơn, nói lên được sự cao cả, thiêng liêng của ngành y tế, của người thầy thuốc như lời của Người về y đức. Lòng người mẹ thương con là tình cảm cao cả, thiêng liêng nhất trong tình cảm của con người. Tình thương yêu, đùm bọc giữa các anh chị em ruột thịt trong gia đình là tình cảm thân thiết, quý trọng nhất, sự quan tâm nỗi đau đớn, sướng khổ của bản thân mình là gắn bó, thân thiết nhất đối với mỗi người trong cuộc đời. Học tập và làm theo những quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về Y đức, tuổi trẻ Trường Cao đẳng y tế Thái Bình đã lấy nội dung những lời dạy của Người làm cốt lõi tư tưởng trong mọi hoạt động.
Ngành y tế đã có biết bao tấm gương đẹp, tận tuỵ, hết lòng, hết sức phục vụ người bệnh nở rộ trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, điển hình thư: Phạm Ngọc Thạch, Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ…đều đã thấm nhuần và làm theo lời dạy của Người về y đức. Truyền đạt tinh thần “Thầy thuốc như mẹ hiền” của Người thành hành động cụ thể, Phạm Ngọc Thạch đã nêu: “Đến, đón tiếp niềm nở. Ở chăm sóc tận tình. Đi, dặn dò chu đáo” làm châm ngôn, mọi thầy thuốc, nhân viên trong ngành phải tuân thủ trong việc chăm sóc, phục vụ người bệnh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức từng giai đoạn, từng thời kỳ đã được thể chế hoá, cụ thể hoá thành những việc rõ ràng trong công tác phục vụ người bệnh, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Học tập tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về ngành y và đào tạo đội ngũ cán bộ y tế, thầy và trò Trường Cao đẳng y tế Thái Bình luôn xác định và thấm nhuần lời dạy của Người:
- Cần xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ y tế có tình thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, cần phải tận tâm, tận lực phụng sự nhân dân. Cần học tập, nghiên cứu để luôn luôn tiến bộ về chuyên môn, chú trọng những vấn đề thiết thực và thích hợp với hoàn cảnh. Về chính trị, cần trau dồi tư tưởng và đạo đức cách mạng, có tinh thần yêu nước, yêu dân, yêu nghề, thi đua học tập và công tác.
- Phải xây dựng một nền y học cách mạng. Những năm nước ta bị thực dân thống trị, thì y học cũng như các ngành khác đều bị kìm hãm. “Nay chúng ta độc lập, tự do, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta. Y học ngày càng phải dựa trên nguyên tắc: khoa học, dân tộc và đại chúng”.
- Phòng bệnh cũng cần thiết như trị bệnh. Về cách điều trị bệnh cần kết hợp các phương pháp cổ truyền với các phương pháp hiện đại của thế giới.
- Cần lựa chọn và đào tạo nhiều cán bộ mới trong thanh niên nam nữ, dạy cho họ làm những công việc chuyên môn cần thiết.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành Y thật thà đoàn kết.
Bác Hồ nói chuyện thân mật với trí thức ngành y. Ảnh: TL
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng tạo ra một thời đại mới, một nền văn hoá mới, đạo đức cách mạng mới trong lịch sử dân tộc. Đạo đức Hồ Chí Minh là sự khoan dung, nhân hậu, là lòng thương người hết mực. Trong tình thương yêu con người đó, mọi người đều có chỗ. Người không bỏ sót ai, không quên ai, nhất là những người lao khổ, bần cùng, ốm đau, bệnh tật. Người nói: “Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng, gộp những đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình thì thành nỗi đau khổ của tôi”. Chỉ tấm lòng cao cả, thương người lớn lao như vậy mới có thể thấu hiểu được nỗi đau lớn của người ốm đau, bệnh tật, mới có thể nêu lên y đức của người thầy thuốc cao cả, thiêng liêng sâu sắc như vậy.
Thực hiện lời dạy của Bác, trong chiến tranh đánh đuổi kẻ thù xâm lược, thống nhất đất nước đã có biết bao thầy thuốc Việt Nam không ngại hy sinh, gian khổ, thực hiện trách nhiệm của mình sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Từ ngày đất nước hòa bình, thống nhất, các thế hệ thầy thuốc chúng ta cũng đã xứng đáng nối tiếp truyền thống tự hào của các thế hệ đi trước, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn; phấn đấu, rèn luyện tu dưỡng đạo đức đúng như niềm vinh dự tự hào mà xã hội đã tôn vinh “Thầy thuốc như mẹ hiền”.
Trong thực tế, ở đâu đó còn có người than phiền về y đức của những thầy thuốc, về sự tắc trách thiếu trách nhiệm của cơ sở y tế nào đó, nhưng đó chỉ là con số ít, không thể làm phai mờ những thành tích đáng tự hào mà ngành y tế nước ta đã đạt được. Đó là thắng lợi của những thầy thuốc Việt Nam trên mặt trận phòng chống, khống chế dịch bệnh thành công, không để bùng phát thành dịch lớn như: dịch cúm A (H5N1), SARS... Nhiều chứng bệnh nguy hiểm đã được điều trị hiệu quả, tỷ suất trẻ em sơ sinh chết và số ca tai biến sản khoa đều giảm rõ rệt; nhiều kỹ thuật tiên tiến đã được áp dụng không chỉ ở tuyến bệnh viện Trung ương mà được phổ biến đến các bệnh viện tỉnh. Hầu như địa phương nào cũng có những đợt y bác sĩ khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, cho đồng bào miền núi, vùng dân tộc thiểu số v,v... và các y bác sĩ đã thực hiện đúng lời dạy của Bác “phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn, “Lương y phải như từ mẫu...”.
Có ai đó khi vào bệnh viện cảm thấy khó chịu vì gặp phải những y bác sĩ quá kiệm lời, thiếu niềm nở, và nghĩ không hay về người thầy thuốc. Thế nhưng chỉ cần ta ở trong bệnh viện vài giờ, quan sát thấy các y bác sĩ phải liên tục tiếp cận và xử lý với nhiều ca bệnh, trong đó có nhiều bệnh nan y, nhiều thứ bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người thầy thuốc ta mới cảm thông. Hằng ngày, hằng giờ, các y bác sĩ tiếp xúc với những cơ thể bệnh tật, những gương mặt đau đớn, lo âu, tuyệt vọng, những tiếng rên rỉ, trách hờn; những máu, mủ với đủ thứ vi trùng, vi rút... Vậy mà, khi vào ca trực là các y bác sĩ sẵn sàng thức thâu đêm suốt sáng; đứng bên bàn mổ, thần kinh căng thẳng nhiều giờ liền, xong ca mổ bủn rủn cả tay chân và đói lả... Vì sức khỏe và tính mạng của nhân dân, người thầy thuốc từng giờ, từng phút, từng giây chiến đấu giành giật với tử thần sinh mạng con người...
Tuy nhiên, hiện nay bên cạnh những tấm gương y đức cao cả hết lòng vì bệnh nhân thì ở đâu đó vẫn còn có những lời phàn nàn về thái độ phục vụ người bệnh, về tay nghề của những thầy thuốc trẻ, về sự “sách nhiễu” của một số thầy thuốc, y bác sỹ đối với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân kể cả trong những lúc nguy kịch, hiểm nghèo. Đây là những hiện tượng đi ngược lại với y đức, trái với những lời dạy của Người, làm xấu đi hình ảnh của người thầy thuốc vốn có truyền thống được toàn xã hội kính trọng, và đề cao. Vì vậy, để những hình ảnh của người thầy thuốc đẹp mãi trong lòng nhân dân, và để cho Y đức luôn là niềm tự hào của ngành y, mỗi thầy thuốc cần phải nêu cao lòng nhân ái, hết lòng chăm lo sức khoẻ của bệnh nhân.
Đặc biệt, đối với những thầy thuốc trẻ hôm nay cần phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, có những suy nghĩ và hành động trong sáng, giữ gìn phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người thầy thuốc. Nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với bệnh nhân, phục vụ bệnh nhân tận tình, ân cần, chu đáo, lấy việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của bệnh nhân làm niềm vui, niềm hạnh phúc của cá nhân mình, có như thế mới xứng đáng với những lời dạy của Bác Hồ về y đức, với truyền thống vẻ vang của ngành y, xứng đáng với vẻ đẹp trong sáng của chiếc áo blu mà hằng những thầy thuốc Việt Nam ngày vẫn khoác lên mình.
Có thể nói rằng, Bác đã đi xa hơn 40 năm nhưng những tư tưởng về y đức của Người vẫn còn sống mãi, tư tưởng ấy mãi mãi là bài học quý báu, là ngọn đèn soi đường chỉ lối cho những người làm công tác y tế vượt qua mọi khó khăn, thử thách, xây dựng và phát triển ngành, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân./.